SEO Audit là một quy trình tiêu chuẩn giúp tối ưu website của bạn mà bất kỳ website nào cũng cần thực hiện. Mục tiêu chính của nó là nhanh chóng nhận diện các vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên.
Khi đọc xong bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được : SEO Audit là gì và vì sao cần Audit Website? Một Audit tổng thể sẽ giúp bạn xác định các lỗi hiện có trên website như thế nào. Từ đó, bạn có thể cải thiện hiệu suất SEO toàn diện, giúp tăng thứ hạng từ khóa và các trang SEO cụ thể.
Vây, SEO Audit là gì?
SEO Audit là quá trình tiêu chuẩn mà bất kỳ website nào cũng triển khai. Với mục đích chính của nó là giúp website nhanh chóng xác định những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên. Dựa trên nhiều tiêu chí liên quan như content, onpage, offpage… SEO Audit còn có nghĩa là “kiểm toán việc tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm”.
SEO Audit được ví như như việc “khám bệnh” cho một website vậy. Chúng ta sẽ thực hiện các phương pháp để kiểm tra xem “sức khỏe” của website có tốt không và đưa ra “phương án” và giải pháp sửa chữa và khắc phục những vấn đề đó. Từ đó, thực hiện triển khai SEO Audit đúng cách và giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về website của mình như: Các vấn đề của website như thế nào, lưu lượng truy cập của website có gì bất thường không, phân tích từ khóa sao cho hiệu quả, cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của website thế nào cho tốt,…
Theo bạn thì SEO Audit có gì phức tạp không và chúng ta cần làm gì để Seo Audit Website ?
Seo Audit là phá trình xử lý khá phức tạp, bạn cần phải phân tích nhiều khía cạnh về doanh nghiệp để có thể xác định được cái gì đang hiệu quả và cái gì cần cải thiện không. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng vẫn là “Làm thế nào để cải thiện thứ hạng website của bạn và đạt được thứ hạng cào trên google ?”
Khi nào nên thực hiện SEO Audit?
Thông thường, tôi sẽ khuyên bạn nên tiến hành SEO Audit vào ba thời điểm quan trọng sau đây:
Thực hiện Seo Audit khi bắt đầu dự án mới:
- Trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào, việc lập kế hoạch chiến lược cụ thể là rất quan trọng. Điều này cũng áp dụng cho website của bạn. Thực hiện SEO Audit từ đầu sẽ giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược rõ ràng và chính xác, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động sau này.
Thực hiện Seo Audit đầu mỗi quý:
- Chúng ta nên thực hiện SEO Audit vào đầu mỗi quý giúp bạn đánh giá được hiệu suất SEO của quý trước. So sánh hiệu suất hiện tại với ba tháng trước đó để phát hiện bất kỳ sự khác biệt nào. Nếu có sự thay đổi lớn, bạn có thể điều chỉnh chiến lược cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Thực hiện Seo Audit khi website có dấu hiệu bất thường:
- SEO Audit sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng hoạt động của website khi có hiện tượng bất thường xảy ra. Tuy nhiên, nếu website của bạn có quy mô nhỏ, không nên lạm dụng SEO Audit. Hãy tập trung vào các công việc quan trọng hơn thay vì chỉ dựa vào các số liệu thống kê.
Bằng cách thực hiện SEO Audit định kỳ và đúng thời điểm, bạn có thể đảm bảo website của mình luôn hoạt động tốt và tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm.
Các Phần Cần Audit Trên Website
Chúng tôi đã tổng hợp các phần cần Audit cho Website và dưới đây là 4 phần chính không thể bỏ qua khi tiến hành audit:
1. Technical SEO Audit
Đầu tiên, cần xác định xem website có hoạt động bình thường hay không bằng cách thực hiện phân tích kỹ thuật SEO, gồm hai khía cạnh chính:
Khả năng tiếp cận
- Google và Người dùng: Đảm bảo cả Google và người dùng có thể tiếp cận website. Kiểm tra tệp robots.txt và thẻ meta robots để đảm bảo chúng không hạn chế quyền truy cập.
- Sơ đồ XML: Đảm bảo sơ đồ XML được định dạng đúng và gửi tới tài khoản quản trị viên website, giúp Google dễ dàng thu thập thông tin.
- Cấu trúc website: Người dùng nên có thể điều hướng từ trang chủ đến các trang con chỉ với vài cú click. Giảm số lần nhấp chuột giúp Google dễ dàng truy cập các trang đích.
- Chuyển hướng: Tạo chỉ dẫn chuyển hướng khi di chuyển hoặc xóa nội dung để đảm bảo Google có thể tiếp cận trang đã di chuyển.
Người dùng
- Tốc độ tải trang: Tối ưu hóa tốc độ tải trang để tránh người dùng rời khỏi website do tải chậm.
- Giao diện: Đảm bảo giao diện thân thiện và thông tin dễ truy cập, đáp ứng nhu cầu người dùng nhanh chóng và đáng tin cậy.
- Thân thiện với di động: Điều chỉnh website sao cho thân thiện với thiết bị di động, đảm bảo người dùng có thể thực hiện mọi tùy chọn trên di động mà không cần đến máy tính.
Bằng cách thực hiện audit định kỳ và tập trung vào các yếu tố kỹ thuật và trải nghiệm người dùng, bạn có thể đảm bảo website của mình hoạt động hiệu quả và tối ưu hóa cho cả Google và người dùng.
Đảm bảo các trang của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Nếu bị phạt, xác định lý do, khắc phục và yêu cầu Google xem xét lại.
2. Onpage SEO Audit
Các vấn đề nội dung chung
- Nội dung hữu ích: Đảm bảo nội dung liên quan đến chủ đề chính của website. Tránh lỗi “ăn thịt từ khóa” (keyword cannibalization) và nội dung trùng lặp.
Các vấn đề của từng trang
- URL: Ngắn gọn, dễ hiểu, chứa từ khóa.
- Nội dung: Bài viết tối thiểu 500 từ, chứa từ khóa LSI, đúng cấu trúc ngữ pháp, dễ đọc, tối ưu hóa hình ảnh và thẻ meta.
- Liên kết: Liên kết đến các trang uy tín, kiểm tra liên kết hoạt động bình thường.
3. Offpage SEO Audit
Yếu tố tin cậy: Tuân thủ các phương pháp SEO mũ trắng để Google đánh giá cao.
Tương tác xã hội: Nội dung thân thiện với độc giả, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, tăng lưu lượng truy cập và giảm tỷ lệ thoát.
4. Phân Tích Đối Thủ và Từ Khóa
Phân tích từ khóa: Xem xét độ khó và lưu lượng truy cập của từ khóa. Lựa chọn từ khóa có độ khó và lưu lượng truy cập trung bình để tối ưu hóa hiệu suất. Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner hoặc Ahrefs để phân tích từ khóa.
Những điều nên làm và không nên làm khi Audit cho Website
SEO Audit là cần thiết! Nhưng khi tiến hành việc audit, bạn cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc nhất định để tránh tình trạng lãng phí thời gian mà không thu lại được kết quả gì.
Những điều nên làm khi triển khai Audit Website:
- Audit toàn diện: Kiểm tra tất cả các thành phần cấu trúc và nội dung ảnh hưởng đến khả năng hiển thị SEO của website.
- Dễ hiểu và liên kết các vấn đề: Liên kết các vấn đề SEO với mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận, đưa ra giải pháp cụ thể để cải thiện.
- Thiết lập kế hoạch khả thi: Sau khi audit xong, bạn phải thiết lập được những kế hoạch khả thi, vạch rõ lộ trình rõ ràng để nhanh chóng xử lý các sự cố. Mục đích quan trọng nhất của SEO Audit là phát hiện những lỗi mà website của bạn đang gặp phải và đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
Những điều không nên làm khi thực hiện SEO Audit
- Không vội vàng: Dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề, thời gian audit có thể kéo dài từ 2-6 tuần.
- Không bỏ qua báo cáo chi tiết: Trước khi thực hiện thay đổi, cần làm báo cáo chi tiết và gửi cho chủ sở hữu website để họ hiểu rõ vấn đề.
- Không áp dụng chuẩn audit chung: Tùy thuộc vào quy mô, loại và mục đích của website để áp dụng phương pháp audit phù hợp, không áp dụng một chuẩn duy nhất cho tất cả các website.
Checklist SEO Audit Website
Trên thực tế cho thấy, mỗi website sẽ áp dụng mỗi phương pháp SEO Audit khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua được các yếu tố kỹ thuật cơ bản của SEO như sơ đồ website, các lỗi của máy chủ và siêu dữ liệu.
Ở cấp độc cao hơn, khi thực hiện triển khai SEO Audit thì cần phải xem xét về khả năng truy cập, khả năng index và tối ưu hóa trên google.
Để đảm bảo phương pháp Seo Audit website mang lại cho bạn kiến thức chính xác và đúng tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo checklist SEO Audit của Devlife.
Và để trở thành chuyên gia Audit website bạn sẽ cần nhiều kiến thức hơn. Chúng tôi có trọn bộ khóa học SEO Audit cung cấp đầy đủ nhất từng bước để thực hiện Audit website:
- Audit Content:
- Audit Technical:
- Combo 2 khóa Audit:
Đừng ngần ngại liên hệ với Devlife để được tư vấn nhé!
Chúng ta qua phần tiếp theo nào!